Chào các bạn, hôm nay mình lại có thời gian ngồi viết vài dòng về chủ đề không liên quan đến dưỡng da hay mỹ phẩm, nhưng cũng vẫn là về chủ đề làm đẹp =)) Là chuyện về những cái lược và bàn chải tóc của nhà Mason Pearson ạ. Ừ thì nó cũng chỉ là để chải tóc thôi í mà =)) Bạn nào có hứng thì nhấn đọc tiếp nhé 😉
Địa chỉ bán đồ make up/skincare uy tín (part 2)
Lâu lắm mình mới lại viết viết viết cái gì đấy. Thực ra thì trong thư mục nháp lúc nào cũng có ít nhất chục bài đang chờ hoàn thành, nhưng mà cứ bị lười lười nên chắc 1 tháng mới viết được 1 bài hoàn chỉnh để post mất 😀
Sau khi post đầu tiên về các địa chỉ bán đồ uy tín lên sóng blog (link here) thì mình nhận được khá nhiều phản hồi đóng góp. Gần 1 năm rưỡi sau bài đó, mình đã vào tất cả các link của các shop mà các bạn giới thiệu, và đã tìm mua các sản phẩm từ các shop đó :p Cảm ơn các bạn đã giới thiệu cho mình thông tin rất hữu ích, làm mình biết được thêm rất nhiều shop uy tín 😀
Aesop được thành lập tại Melbourne vào năm 1987 với mục tiêu tạo ra một loạt các sản phẩm bậc nhất dành cho làn da, mái tóc và cơ thể. Hãng cam kết sử dụng các nguyên liệu có hiệu quả từ thực vật và nguyên liệu trong phòng thí nghiệm với chất lượng cao nhất và đã được chứng minh.
Aesop sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp có uy tín nhất trên toàn cầu, sau đó kết hợp với công nghệ mũi nhọn của các ngành khoa học để xây dựng các công thức đem lại chất lượng vượt trội trong các sản phẩm.
Mỗi sản phẩm Aesop được thực hiện với sự quan tâm đến từng chi tiết với mong muốn được áp dụng cho cuộc sống rộng lớn với sự đa dạng về nhu cầu cũng như điều kiện thời tiết và môi trường.
Bên cạnh đó, Aesop ủng hộ việc sử dụng các công thức của hãng như là một phần của một cuộc sống cân bằng bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hợp lý và một lượng vừa phải rượu vang đỏ và đọc sách.
Ngoài việc nghiên cứu tỉ mỉ là để xây dựng từng sản phẩm, các thiết kế của hãng cũng được xem xét một cách cẩn thận. Điều này có thể thấy qua bao bì sản phẩm, và thiết kế của các showroom Aesop. Mỗi showroom của Aesop được thiết kế theo một phong cách tối giản, nhưng riêng biệt (thấy bảo không bị trùng lặp), và lấy cảm hứng từ chính những sản phẩm của hãng.
Victoria Tsai – một người Đài Loan định cư tại Mỹ – là người sáng lập ra dòng chăm sóc da Tatcha lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của các geisha Nhật Bản.
Trước đây, Victoria Tsai không hề có một cái mụn nào cả, nhưng làn da của cô đã bị đã bị “hủy hoại” trong khi thực tập tại một thương hiệu chăm sóc da uy tín: toàn bộ khuôn mặt cô bị phồng rộp, đòi hỏi phải có thuốc kháng sinh để uống để điều trị. Bác sỹ kết luận cô bị viêm da cấp tính.
Quan điểm của Victoria Tsai cho rằng các giải pháp làm đẹp phương Tây không thể giải quyết gốc rễ của vấn đề như các giải pháp làm đẹp phương Đông. Ở châu Á, nếu bạn nhìn thấy một nếp nhăn, bạn sẽ sửa đổi chế độ ăn uống của bạn, tránh ánh nắng mặt trời, ngủ nhiều hơn. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc điều trị vô cùng giả tạo là sử dụng botox phổ biến như ở Mỹ. Chính vì vậy, Victoria Tsai đã đến Nhật Bản, mong muốn tìm ra một phương thức cho làn da của mình.
Sau một thập kỷ làm việc cho các tập đoàn lớn, Victoria Tsai khao khát cho sự đơn giản và tính xác thực trong cuộc sống của cô. Trên một chuyến đi đến Kyoto, cô phát hiện ra một thế giới tinh khiết của vẻ đẹp, sự khéo léo và các di sản. Cuộc gặp gỡ với một geisha hiện đại ngày nay đã thay đổi cuộc sống của cô.
Hạt Coix (Coix Lacryma-jobi – Job’s tears – “nước mắt của Job” – Yi Ren – 薏仁 – ý dĩ – bobo) thuộc họ Poaceae (cỏ lúa), được trồng nhiều tại miền Nam Trung Quốc đến Indonesia, và du nhập vào Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ tám. Tên tiếng Nhật của hạt Coix là “hatomugi,” hoặc “lúa mì của chim bồ câu” (pigeon’s wheat), có thể xuất phát từ việc chim bồ câu thích ăn hạt này, và hình dạng của các hạt này khá giống ngực của chim bồ câu.
Ngoài giá trị về dinh dưỡng (hỗ trợ điều trịviêm khớp, thấp khớp, và bệnh gút, hạ nhiệt, lợi tiểu, giải độc), từ cách đây rất lâu (thấy bảo từ thời cổ đại), Nhật Bản và Trung Quốc đã tìm cách chiết xuất chất từ hạt Coix bới tính năng làm trắng, mịn và ngăn ngừa khô nứt da, làm cho da trở nên mềm và mịn màng như da em bé.
Các hạt Coix là nguồn dồi dào của các axit béo thiết yếu như axit linoleic, axit palmitic, axit stearic, axit cis-8-oc-tadecenoic…, Vitamin B1, B12, và E, do đó có tác dụng chống viêm, làm mềm và dưỡng ẩm, giảm sự hình thành nếp nhăn, làn da mịn màng, và loại bỏ các đốm đen.
Ngoài việc dùng trong dược mỹ phẩm, phụ nữ Nhật Bản và Trung Quốc còn ăn hạt Coix như một hạt ngũ cốc thường xuyên để cải thiện làn da. Một công thức thức ăn đơn giản để điều trị mụn trứng cá là kết hợp 60 gr hạt Coix với 30-60 gr gạo (mình chưa có thử =) ).
Tóm lại là tác dụng của hạt Coix trên da là có thật =) nên thấy các bạn Nhật cũng chịu khó đưa hạt này vào thành phần dưỡng da. Dưới đây mình liệt kê một số loại lotion có sử dụng hạt Coix trong thành phần mình biết, đã dùng hoặc chưa để mọi người tham khảo ^^
Đa số các loại dưới đây mình thấy đều hợp để sử dụng làm lotion mask (bạn nào chưa biết khái niệm “lotion mask” thì có thể đọc thông tin tại post cũ của mình – link here).
Về hãng Crabtree & Evelyn thì mình đã nói qua từ mấy post trước rồi, và đã review 1 số sản phẩm (link here & here). Hãng này thì mình chủ yếu dùng kem dưỡng tay. Bỏ qua việc thành phần kem dưỡng tay của hãng này (cũng như bao hãng khác) không hề thật sự là lành tính (các chất độc hại vẫn có mặt) thì mình vẫn đánh giá là một trong số những loại đáng để mua.
Như đã chia sẻ, khi mình muốn mua hair treatment dòng Macadamia thì mình có tăm tia loại này, tuy nhiên vì giá thành không thật sự dễ chịu nên mình đã tóm em OGX Moisturizing Macadamia Oil Intensive Moisture Mask thay thế (review here). Sau khi dùng hết 2 hộp OGX Moisturizing Macadamia Oil Intensive Moisture Mask thì mình đã chính thức upgrade lên Macadamia Natural Oil Deep Repair Masques vì thấy mọi người phản hồi khá tích cực. Mình dùng thay dầu xả, tuần gội 2 hoặc 3 lần vì tóc mình không bị bết dầu kể cả là mùa hè, trừ khi đến ngày thứ 4 hoặc thứ 5 mà chưa gội ^^